Phân gỗ Hương Việt và gỗ Hương Nam Phi

Nhắc đến đồ gỗ mỹ nghệ, không ít người sẽ nghĩ về gỗ hương – loại gỗ quý mang nhiều ưu điểm vượt trội. Nhưng khi định mua các sản phẩm làm từ gỗ hương, bạn nhận ra có quá nhiều loại và rất khó để nhận biết cũng như lựa chọn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể cung cấp cho các bạn thêm kiến thức về gỗ hương để không bị nhầm lẫn với các loại gỗ khác trên thị trường.

Cây gỗ hương có tên gọi khác là giáng hương (hoặc dáng hương), là một loại cây rừng tự nhiên thuộc họ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Loại cây này có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, cây gỗ giáng hương có ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.

Đặc điểm của cây gỗ hương
Cây gỗ hương trưởng thành có độ cao trung bình từ 20-30m và có thể cao tới gần 40m. Thân cây tròn, mọc thẳng, đường kính trung bình khoảng 1m. Cây lớn thì đường kính lên tới 1m7, thậm chí 2m. Vỏ thân cây có màu nâu xám, dày khoảng 15-20 mm. Cây trưởng thành vỏ sẽ nứt dọc, bong vảy lớn, thịt vỏ màu hơi vàng, khi bóc lớp vỏ thấy chảy nhựa màu đỏ tươi. Lá cây hình lông chim dài từ 20-35cm. Khi ra hoa có màu vàng, quả hình tròn dẹt, có hạt, đường kính hạt từ 4.5cm đến 7cm.

Phân loại:

Theo xuất xứ: Hương Việt Nam, Hương Lào, Hương Campuchia, Hương Thái, Hương Nam Phi, Hương Nam Mỹ….

Theo vùng miền: Dáng Hương ( Giáng Hương), Đinh Hương, Hương Ta, Hương Việt, Hương Đá, Hương Huyết, Hương Thối, Hương Thông, Hương Nghệ…

Đặc Điểm Chung giữa Hương Ta (Hương Việt Nam) và các loại gỗ Hương khác:

  • Gỗ có kết cấu bền, chắc, rất cứng và nặng;
  • Cả dác và lõi gỗ đều không sợ bị mối mọt;
  • Gỗ chứa nhiều tinh dầu nên có mùi hương đặc trưng;
  • Gỗ có những đường vân đẹp và có chiều sâu;
  • Cây rất chậm lớn, để có những cây to cần hàng chục đến cả trăm năm

Nhận Biết gỗ Hương Việt Nam (hương ta):

Gỗ khi để mộc có mùi thơm nhẹ, màu đỏ, tom gỗ rất nhỏ.

Mặc dù gỗ màu đỏ nhưng lấy mùn gỗ ngâm vào nước ấm tầm 1-2 tiếng sau nước sẽ đổi sang màu xanh như nước chè.

Khi đi xem mộc, các bạn lấy giấy nhám đánh cho ra mùn gỗ. Lấy mùn gỗ ngâm vào nước sẽ thấy nước chuyển màu xanh như màu nước chè.

Nhận Biết gỗ Hương Campuchia (Hương Lào):

Hương Lào/Campuchia màu sắc và vân gỗ kém tươi hơn giáng hương Việt. Có lẽ do khí hậu và chất đất tại Việt Nam phù hợp với cây gỗ hương hơn.

Cách nhận biết gỗ hương Lào/Campuchia giống với hương đỏ Việt Nam (cho mùn gỗ vào nước)

Nhận Biết Hương Nam Phi (Hương Huyết):

Khác với hương đỏ của Việt Nam-Lào-Campuchia, loại gỗ hương đỏ nhập từ Nam Phi khi mới cắt có mùi thơm nhẹ, để lâu bị mất mùi. Tâm gỗ có màu nâu đỏ rất đều màu. Vân gỗ mịn liền mạch. Dác gỗ có màu vàng nhạt.

  • Nó còn được gọi là gỗ hương huyết vì khi mới cắt xong, gỗ có màu đỏ tươi nhìn giống như máu (huyết), để lâu sẽ chuyển thành màu đỏ đậm.
  • Khi bỏ mùn gỗ vào nước, nước sẽ đổi màu đỏ như máu và có váng là tinh dầu của gỗ.
  • Khi đốt hương đỏ Nam Phi cháy rất lâu, tỏa mùi thơm nhẹ và có tàn màu trắng.
  • Tom gỗ thô, nhiều tinh dầu nên dễ nứt
  • Hương huyết có màu đỏ thẫm nên khi PU như các loại gỗ hương khác ra thành phẩm sẽ có màu thâm nhìn không đẹp. Do đó khi thi công, thợ có kinh nghiệm phải tẩy và cho hoá chất hút bớt tinh dầu trong gỗ để gỗ bớt màu lại.

Xét về giá trị kinh tế: Gỗ hương huyết Nam Phi giá không cao bằng hương Lào.

Hương vân Nam Phi (Hương Nghệ):

Còn gọi là Hương nghệ (vì gỗ có màu vàng như nghệ), hương chua hoặc hương thối (vì mùi gỗ khi mới cắt chua như đồ ăn để lâu bị lên men). Để ý lớp cắt trên gỗ hương Nam Phi các bạn sẽ thấy màu sắc rất đều màu. 

Do đặc tính thời tiết miền Bắc oi bức và có độ ẩm cao nên bàn ghế gỗ hương vân để trong nhà sẽ bốc mùi rất khó chịu 

Gỗ hương vân rất dễ nhận biết do vân gỗ rất nhiều. Không có loại gỗ nào có thể làm giả gỗ hương vân vì chỉ cần nhìn vân gỗ là biết ngay.

Nhận biết gỗ Hương đá:

Gọi là hương đá vì chất gỗ cứng như đá, vân gỗ nổi đen giống như đá quý. Gỗ hương đá sở hữu đường vân màu nâu hồng vô cùng sắc nét. Bố cục thì thiên biến vạn hóa. Mật độ vân dày và mịn. Lớp ngoài gỗ có màu vàng cam nhạt. Càng vào gần phần lõi gỗ càng sẫm màu hơn (nâu) tối hơn bên ngoài. Nếu so về mặt thẩm mỹ thì đẹp không thua kém gì hương vân. Thậm chí hương đá còn được nhiều người yêu thích hơn do chất gỗ đặc, nặng, và không có mùi chua (hương đá có mùi thơm nhẹ). Mặt khác, dù chất gỗ cứng như đá nhưng hương đá rất dễ chế tác chứ không khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ.

Ngâm mùn gỗ trong nước ấm, nước sẽ chuyển màu xanh như nước chè. Tuy nhiên, màu xanh của nước nhạt hơn so với khi bỏ mùn gỗ hương đỏ hoặc hương Lào.

Như vậy, qua bài viết này hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về các loại gỗ Hương đang có tại Việt Nam. Đặc biệt, bạn có thể tự tin khi lựa chọn sản phẩm và xác định phần nào giá cả của các món đồ mỹ nghệ từ gỗ Hương.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54